Thủ tục xin cấp giấy phép road show

0 Bởi: VTV media

RoadShow là một loại hình biểu diễn lưu động,

thường sử dụng các phương tiện giao thông để hoạt động.

Đây là một trong những loại hình quảng cáo đang được mở rộng phổ biến hiện nay tại Việt Nam, dịch vụ này phù hợp với mọi loại sản phẩm, tạo hiệu ứng cao và được người làm marketing rất ưa chuộng.

 

Hoạt động road show được diễn ra tại các tuyến phố công cộng, đông đúc nhằm thu hút sự chú ý của người đi đường đối với nhãn hiệu mà roadshow muốn quảng bá. Tuy nhiên, để chương trình quảng cáo được diễn ra thì trước hết phải được Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.

Thủ tục xin cấp giấy phép được quy định tại Thông tư liên tịch 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông, cụ thể như sau:

 

1. Thẩm quyền giải quyết: 

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch

2. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo

1.1. Đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (phụ lục 1 kèm theo Thông tư liên tịch 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD);

1.2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân xin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo;

1.3. Bản sao giấy tờ chứng minh sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá;

1.4. Mẫu (ma-két) sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của cá nhân xin phép thực hiện quảng cáo hoặc có đóng dấu nếu người xin phép là tổ chức (02 bản);

1.5. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực y tế phải có các loại giấy tờ quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.4 và tuỳ theo loại hàng hoá, dịch vụ mà phải có một trong các loại giấy tờ sau:

a) Đối với quảng cáo thuốc dùng cho người; vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của các cơ quan thuộc Bộ Y tế.

b) Đối với quảng cáo về khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; của các cơ sở có thầy thuốc nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học hiện đại, y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ, phục hồi chức năng có cơ sở trên địa bàn phải có bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề còn hiệu lực do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.

c) Đối với quảng cáo trang thiết bị y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế có vốn đầu tư nước ngoài; thiết bị y tế nhập khẩu, thiết bị y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có bản sao các tài liệu về kỹ thuật (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế nước sản xuất chấp nhận hoặc cấp phép lưu hành.

d) Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không thuộc quy định tại tiết a điểm 1.5 phải có bản sao tiêu chuẩn cơ sở và Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan y tế có thẩm quyền.

đ) Đối với quảng cáo mỹ phẩm sản xuất trong nước phải có bản sao Phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Đối với quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu phải có bản sao Giấy phép lưu hành mỹ phẩm và Hồ sơ đăng ký lưu hành mỹ phẩm của các cơ quan y tế có thẩm quyền.

1.6. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải có các giấy tờ quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.4 và một trong các loại giấy tờ sau:

a) Đối với quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký, hướng dẫn sử dụng và những khuyến cáo đặc biệt.

b) Đối với quảng cáo thuốc thú y phải có bản sao Giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính sản phẩm.

c) Đối với quảng cáo các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, cây giống, con giống phải có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định giống vật nuôi, giống cây trồng nhập nội.

d) Đối với quảng cáo phân bón và sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt; thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có bản sao Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.

1.7. Trường hợp quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trên các phương tiện là bảng, biển, pa-nô phải cấp phép xây dựng được thay thế bằng văn bản thoả thuận của Sở Xây dựng. Ngoài các giấy tờ quy định tại một trong các điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 còn phải có các loại giấy tờ sau:

a) Bản sao có công chứng một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Trong trường hợp thuê đất, chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo phải có văn bản thoả thuận hoặc bản sao hợp đồng thuê đất với người có quyền sử dụng đất hợp pháp có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo; trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước thì phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đă có trước;

c) Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

 

Quy trình cấp phép thực hiện quảng cáo

3.1. Trường hợp quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thông thường và các loại hàng hoá trong lĩnh vực y tế bao gồm thuốc dùng cho người; vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định như sau:

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ được ghi trong sổ tiếp nhận hồ sơ, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo (phụ lục 4).

Trong trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin phép thực hiện quảng cáo và nêu rõ lý do.

3.2. Trường hợp quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực y tế quy định tại tiết b, c, d, đ điểm 1.5 mục Hồ sơ ở trên được quy định như sau:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ ghi trong sổ tiếp nhận hồ sơ, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tiến hành phân loại hồ sơ và gửi một mẫu (makét) quy định tại điểm 1.4 (tại mục Hồ sơ) và một trong các loại giấy tờ quy định tại tiết b, c d, đ điểm 1.5 (tại mục Hồ sơ) đến Sở Y tế hoặc gửi một mẫu (makét) quy định tại điểm 1.4 và một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm 1.6 đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên giấy tiếp nhận, nếu Sở Y tế hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp phép thực hiện quảng cáo theo hồ sơ đã đăng ký.

Trường hợp có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thực hiện lại từ đầu.

4. Thời hạn giải quyết: 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí: 100.000 đồng/1cái (một phương tiện giao thông).

Tổng số thu lệ phí 1 lần cấp giấy phép không quá 4.000.000 đồng/1giấy phép. (Chi phí tự túc mà doanh nghiệp tự đi làm)

văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. 

(Không bao gồm chi phí dịch vụ xin giấy phép quảng cáo)

 

 

Nhận tư vấn !

TATAMIMI.COM

#Tel0932200029 (ZALO/Viber/Facebook)

Email: hang@tatamimi.com

Facebook: Tata Mimi Shop

Skype: tatamimishop@gmail.com  (nick Skype)

 

 

 

 

 

 

zalo