Đưa nước rửa tay khô ra thị trường bạn cần làm những thủ tục gì?

0 Bởi: TATA MIMI.COM

Đưa nước rửa tay khô ra thị trường bạn cần làm những thủ tục gì? 

I THÀNH LẬP CÔNG TY (NẾU CHƯA CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN), 

nếu có tư cách pháp nhân (công ty rồi) thì bổ sung thêm chức năng hoạt động về sản xuất thiết bị nước sát khẩu theo thông tư hiện hành 

Trong quá trình đưa sản phẩm nước rửa tay khô của mình ra thị trường, điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là thành lập công ty. (Hoặc có tư cách pháp nhân là công ty) Việc thành lập công ty này không những đảm bảo cho việc phát triển về lâu về dài cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý trong quá trình hoạt động của mình. Điều cần lưu ý đó là khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo đăng ký ngành nghề có liên quan đến hoạt động sản xuất (trong trường hợp bạn tự sản xuất), kinh doanh, xuất nhập khẩu mặt hàng liên quan đến mỹ phẩm, dược mỹ phẩm

II. Làm thủ tục công bố

Nước rửa tay là sản phẩm vệ sinh giúp diệt khuẩn và sát khuẩn, sản phẩm dưới dạng dung dịch, hãy dạng xịt hoặc dạng gel đều được xem là Mỹ phẩm. Và đây là mặt hàng chịu sự quản lý chuyên ngành của bộ Y Tế.

, Hồ sơ công bố nước rửa tay

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm:

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

– Bảng thành phần phần trăm các chất (Formulation): ghi rõ tỉ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm nước rủa tay ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

+ CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Nhãn sản phẩm 

2, Thủ tục công bố gel rửa tay

– Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm được làm thành 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau:

+ Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Nộp hồ sơ công bố tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

+ Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Nộp hồ sơ công bố tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.

– Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

+ Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nêu cụ thể các nội dung chưa đáp ứng).

+ Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

+ Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho sản phẩm này.

Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn 05 năm, tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường thì phải công bố lại trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy định.

Ở trên, chúng mình đã chia sẻ cho các bạn về việc thành lập công ty và thủ tục công bố sản phẩm nước rửa tay ra thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo sản phẩm nước rửa tay của mình được quản lý theo hệ thống, tăng sự tin tưởng tới người tiêu dùng và tránh bị xâm phạm từ các đối tượng khác tỏng kinh doanh, thì như vậy thôi là chưa đủ.

III. Đăng ký mã số mã vạch

Doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch sản phẩm nước rửa tay của mình, là một trong những cách tạp dựng niềm tin lớn đối với người tiêu dùng. Thông qua mã vạch của từng sản phẩm nước rửa tay, người mua hàng hoàn toàn có thể biết được thông tin sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ,

Để đăng ký sử dụng mã số mã vạch thì hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Bản đăng ký mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của thủ trưởng.

– Bản danh mục sản phẩm sử dụng msmv (đặc điểm, chủng loại, khối lượng, số lượng, kích thước của sản phẩm).

– Phiếu biên nhận hồ sơ.

Hồ sơ nộp về Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam). Kết quả sẽ được trả về sau 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thì Tổng Cục sẽ thẩm định hồ sơ. Nếu hợp lệ, Tổng Cục sẽ vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp giấy chứng nhận. Nếu không hợp lệ thì từ chối cấp

IV. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Việc đăng ký bảo hộ độc quyền sẽ là lá chắn giúp nhãn hiệu tránh bị các đơn vị khác xâm phạm.

1. Hồ sơ đăng ký

Nhãn hiệu muốn được bảo hộ, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai kể cả về kích thước và màu sắc, không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm)

– 02 tờ khai theo mẫu

– Trường hợp đơn đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, cần phải có thêm các tài liệu sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm

+ Bản đồ khu vực địa lý

2. Quy trình xử lý đơn đăng ký

Sau khi nhận được hồ sơ, Cục sẽ thẩm định đơn đăng ký. Cụ thể:

– Thẩm định hình thức: Thời hạn là 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn

– Công bố đơn: Thời hạn công bố là 02 tháng từ ngày đơn được coi là hợp lệ

– Thẩm định nội dung: Thời hạn không quá 09 tháng kể từ ngày đơn được công bố.

– Cấp Văn bằng bảo hộ: Thời hạn từ 1 đến 3 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ.

*Lưu ý: Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi được cấp Văn bằng bảo hộ thực tế có thể lâu hơn so với thời gian quy định. Có thể lên tới 18 – 24 tháng.

 

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ sau đó nộp tại Cục SHTT có địa chỉ ở Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh.

V. Đăng ký bảo hộ bao bì

Bên cạnh nhãn hiệu thì bao bì cũng là đối tượng dễ bị làm giả, làm nhái nhất. Do vậy, để đảm bảo sản phẩm nước rửa tay của bạn tung ra thị trường không bị bên khác xâm phạm, bạn nên tiến hành đăng ký bảo hộ bao bì sản phẩm.

Về mặt hồ sơ, chúng ta cần chuẩn bị:

– Tờ khai đăng ký thương hiệu cho bao bì nước rửa tay(theo mẫu);

– Mẫu Bao bì sản phẩm đăng ký (bản in màu)

– Bản sao Chứng minh nhân dân của chủ thể đăng ký (Để lấy thông tin)

– Bản sao giấy chứng Giấy phép kinh doanh (nếu là công ty đăng ký để lấy thông tin)

– Giấy ủy quyền, nếu tác giả ủy quyền cho một người khác nộp hồ sơ.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ nộp tại Cục Bản quyền tác giả. Thời gian thẩm định sẽ khoảng 25 ngày làm việc kể từ thời điểm Cục nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ

 

( Theo trang luật -Hiện hàng)

 

zalo