Màu neon là gì?

0 Bởi: TATA MIMI.COM

Màu neon (còn gọi là màu fluorescent hoặc màu phản quang) là những gam màu chói, cực bắt mắt và nổi bật như: vàng sáng, xanh nõn chuối, màu hồng rực và màu tím hồng....Tại sao lại gọi chúng là màu neon? Neon biểu hiện trong thiết kế như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

 

Những điều có thể bạn chưa biết về màu neon

Điều gì giúp cho màu neon nhìn chói và sáng hơn màu bình thường? Bí mật nằm ở tia tử ngoại hay còn được biết đến như tia cực tím (Ultraviolet - gọi tắt là UV) tỏa ra từ Mặt Trời. Bước sóng của tia cực tím là quá ngắn - khoảng từ 400 đến 280 nanomet - không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trên thực tế, sở dĩ chúng ta nhìn thấy được màu sắc do vật thể hấp thụ bước sóng của ánh sáng và phản xạ lại một trong số chúng vào võng mạc. Xin được lấy ví dụ: một cây bút chì màu vàng được nhìn thấy là có màu vàng, vì nó phản xạ lại bước sóng màu vàng nhiều hơn và hấp thụ các bước sóng màu khác (xanh, đỏ, tím...) nhưng không phản xạ lại mà chuyển thành nhiệt.

 

Thuốc nhuộm hay sơn thông thường chỉ hấp thụ tia cực tím cùng các bước sóng khác nhau mà không phản xạ lại võng mạc, tuy nhiên, thuốc nhuộm để tạo ra màu neon có chứa những chất đặc biệt phản ứng lại với tia cực tím. Một số phân tử trong loại thuốc nhuộm này hấp thụ ánh sáng cực tím, giải phóng phần năng lượng dư thừa ra bước sóng ánh sáng mắt thường nhìn thấy và phản xạ lại.

Kết quả là, màu neon sử dụng cả bước sóng màu nhìn thấy được và bước sóng thấp hơn so mức nhìn thấy được. Màu thông thường và màu neon nhận được năng lượng ánh sáng như nhau, nhưng màu neon phản xạ lại nhiều bước sóng mắt người thấy hơn nhờ chuyển đổi bộ phận tia cực tím sang quang phổ chúng ta nhận biết. Bạn sẽ cảm nhận được một màu sắc mạnh mẽ và dữ dội hơn.

Nghiên cứu cho thấy với môi trường sạch, một màu sắc tươi sáng thông thường chỉ có thể phản xạ tối đa 90% màu sắc đó trong quang phổ, còn màu neon có thể phản xạ lên đến 200% hoặc thậm chí 300%.

Màu neon là một trào lưu xuất hiện từ thập kỉ 80. Đúng như vậy! Những màu sắc sáng chói được ưa chuộng từ thiết kế nội thất, thời trang đến đồ họa trong suốt những năm 80 lấy cảm hứng từ công nghệ máy tính mới, vốn chủ yếu được sử dụng trong phim truyền hình và các thiết kế giao diện trực quan để đặc biệt thu hút sự chú ý của người xem. Hình ảnh thường thấy là những buổi hoàng hôn, cây cọ, phụ nữ đẹp và những chiếc xe thể thao nóng bỏng kết hợp với văn bản xanh hoặc hồng neon trên nền tối tạo ra sự tương phản cao. Trào lưu này được ưa chuộng trở lại trong một vài năm trở lại đây!

 

Màu neon và nguyên tử neon có gì liên quan? Bạn có thắc mắc rằng tại sao những màu sắc này lại được gọi là “neon” hay “fluorescent” - huỳnh quang mà không phải là cái tên nào khác? Neon là trong tự nhiên là một khí hiếm không màu, gần như trơ, có một số đặc tính chung với các khí khác như argon, krypton, xenon và radon....Trong số này, chỉ có neon và argon thường được sử dụng để tạo ra các loại đèn trên biển quảng cáo hoặc biển chỉ dẫn (neon sign). Đèn neon gắn liền với hình thức Nghệ thuật Neon (Neon Art) - chính thức được phát hiện vào cuối thế kỷ 19. Khi mà các nghệ sĩ  - đáng kể đến như Dan Flavin, Robert Irwin, Keith Sonnier, Laddie John Dill, Bruce Nauman, Iván Navarro, Shezad Dawood... - uốn con thủy tinh thành các hình thức nghệ thuật và dẫn khí để chúng phát sáng. Nguyên tử khí trơ bị phá vỡ bởi các điện tử được tạo ra bằng dòng điện chạy qua nó và bật ra khỏi quỹ đạo của chúng. Khi nguyên tử hấp thụ các electron, năng lượng dẫn phát ra ánh sáng. Neon cho ra ánh sáng màu đỏ, trong khi argon trộn với một chút thủy ngân phát ra ánh sáng màu xanh sâu. Các màu sắc khác có thể đạt được bằng cách dùng bột huỳnh quang hoặc sử dụng kính màu. Dần dần, các màu sắc này không chỉ được tạo ra bằng đèn neon, phẩm màu và thuốc nhuộm cũng có thể tạo ra chúng và được ứng dụng trong thiết kế hiện đại.

Sử dụng gam neon trong thiết kế đồ họa

Kiểm soát màu neon không phải là điều dễ dàng, nhưng bù lại, chúng bắt mắt và rất dễ nhận biết. Kết hợp một số chi tiết neon với các tông màu thông thường tạo điểm nhấn, có thể mang lại cho dự án thiết kế của bạn sự hiện đại, thân thiện và nổi bật, dù đó chỉ là màu của đường viền hoặc một mảng cực nhỏ. Cùng chiêm ngưỡng những thiết kế như vậy nhé!

 

 

Bình luận

Thêm bình luận

zalo